Diễn đàn TD09
Chào mừng đến với diễn đàn td09! bạn hãy luôn là người hòa nhập, cùng chia sẽ, cùng thành công!

Join the forum, it's quick and easy

Diễn đàn TD09
Chào mừng đến với diễn đàn td09! bạn hãy luôn là người hòa nhập, cùng chia sẽ, cùng thành công!
Diễn đàn TD09
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Khám phá “mỏ vàng” tiềm ẩn trong bạn phan 2

Go down

 Khám phá “mỏ vàng” tiềm ẩn trong bạn phan 2 Empty Khám phá “mỏ vàng” tiềm ẩn trong bạn phan 2

Bài gửi  le minh nhat Tue Jun 21, 2011 2:12 am

Kiến thức, kỹ năng hay tài năng?


Trong thời gian vừa rồi tôi suy nghĩ rất nhiều về một vấn đề, đó là tại sao chúng ta học rất nhiều, làm rất nhiều việc mà mình vẫn không thể thành công và hạnh phúc trong cuộc sống. Trong khuôn khổ bài viết này tôi xin chia sẻ cùng các bạn một cách nhìn mà tôi đang suy tư. Đó là điều gì quyết định thành công và hạnh phúc của chúng ta trong đời sống? Kiến thức, kỹ năng hay tài năng?

Theo đuổi suy nghĩ này, tôi mới thấy nhận thức của mình dần dần thay đổi, có nhiều suy nghĩ trước đây mình cứ đinh ninh là đúng thì bây giờ tôi buộc phải điều chỉnh lại.

Trước hết, có thể khẳng định rằng cuộc sống của chúng ta thường xuyên được chi phối bởi những gì chúng ta biết, những gì chúng ta làm và những gì chúng ta giỏi. Đó chính là kiến thức, kỹ năng và tài năng.

Vậy kiến thức là gì? Theo tôi, một cách đơn giản, kiến thức đó là những gì bạn biết. Tri thức là những gì bạn áp dụng những điều bạn biết vào đời sống. Như vậy xét về mặt giá trị thì tri thức có giá trị hơn kiến thức, nhưng nếu bạn không có nhiều kiến thức thì bạn rất khó biết là mình sẽ chọn kiến thức nào để áp dụng tức là biến kiến thức đó thành tri thức.

Kiến thức có hai dạng: dạng thứ nhất là những kiến thức thuộc về lý thuyết tức là được nhân loại đúc kết lại và chúng ta cần học cho một chuyên môn cụ thể nào đó. Đó là các nguyên tắc, công thức, định lý, tiên đề, quy trình mà chúng ta cần tuân thủ để đi đến thành công trên con đường của mình. Dạng thứ hai là kiến thức thuộc về kinh nghiệm mà bạn thu lượm được từ quá trình trải nghiệm và chính bạn là người đúc kết nên và sau đó bạn sử dụng để giải quyết các bài toán cuộc sống sau này. Kiến thức liên quan nhiều đến việc “học” và trả lời cho câu hỏi “what” và “why” nhiều hơn.

Chẳng hạn nếu bạn muốn làm nghề kế toán thì bạn cần học những lý thuyết về ngành này như bản báo cáo tài chính, cân đối tài sản – nguồn vốn, bảng cân đối dòng tiền và các nguyên tắc kế toán của nhà nước. Đó là kiến thức dưới dạng lý thuyết. Trong quá trình làm việc bạn đúc kết cho mình được những kinh nghiệm của bản thân và của người khác, bạn sẽ biết làm thế nào để biến các bản báo cáo đấy dễ sử dụng và tư vấn cho lãnh đạo, những kiến thức này lại do khả năng riêng của từng người mà đúc kết nên.

Còn kỹ năng là gì? Đó chính là cách làm đối với mỗi vai trò của bạn. Nếu bạn làm bố mẹ, bạn phải có cách giao tiếp, ảnh hưởng đến con cái thế nào để nó tâm phục, khẩu phục mà không cãi lại. Hoặc nếu bạn làm ông chủ thì mỗi người lại có cách đối xử riêng với từng nhân viên của mình, đó là ông chủ giỏi, còn ông chủ dốt là người đối xử với tất cả mọi người theo cách giống nhau. Kỹ năng liên quan đến chữ “làm”, hành động lặp đi lặp lại và trả lời cho câu hỏi “how?”.

Vậy tài năng là gì? Đây là một vấn đề nhạy cảm, bởi vì hầu hết chúng ta thường định nghĩa tài năng là một cái gì đó to tát và ghê gớm như trở thành David Beckham hay Madona hay Bill Gate…Cách định nghĩa này rất hẹp.

Theo tôi, ai cũng có tài năng. Chúng ta thường sai lầm khi theo đuổi những hình ảnh mà xã hội đánh giá như trở thành doanh nhân, ca sĩ, MC, diễn giả, MBA, du học nước ngoài, có xe xịn, nhà đẹp…tức là những hình mẫu của người khác mà không xuất phát từ bản thân. Chính từ cách tiếp cận đó, chúng ta đã bỏ điều quan trọng nhất rằng tin mình cũng có giá trị và tài năng như bất cứ ai, đó là tài năng riêng có.

Vậy tài năng là gì? Trước khi đưa ra định nghĩa về tài năng tôi xin khẳng định một hình ảnh về tài năng như sau: Mỗi con người đều có một “mỏ kim cương” trong con người mình. Nó nằm ẩn sâu dưới những “lớp đất đá, rác rưởi, gồ ghề” trong mỗi con người mà chúng ta không biết. Nhiệm vụ quan trọng nhất của mỗi người (cho chính mình), các bậc cha mẹ, thầy cô, các nhà lãnh đạo là giúp mình và người khác tìm ra được “mỏ kim cương” đó và sau đó tìm cách khai thác nó. Đầu tiên bạn phải đào xới, những tia sáng long lanh của kim cương dần dần sẽ hiện rõ dưới ánh nắng mặt trời sau khi bạn cất công khai mở, khám phá khối tài sản vĩ đại của mình.

Tôi rất thích cách định nghĩa về tài năng “tài năng là những cấu trúc suy nghĩ, cảm xúc, hành động được lặp đi lặp lại và đạt hiệu quả của bạn”. Tôi xin nhắc lại, tài năng là những cấu trúc suy nghĩ, cảm xúc và hành động lặp đi lặp lại và đạt hiệu quả của bạn.

Theo định nghĩa này thì ai cũng có tài năng. Ví dụ một người bán hàng giỏi, có thể đó là người có khả năng đoán biết được khách hàng nghĩ gì (cấu trúc suy nghĩ, cảm xúc, hành động) và khi gặp người đó lập tức bạn rất dễ gây thiện cảm và tạo dựng mối quan hệ lâu bền, điều này rất cần cho thành công và bán hàng. Cũng có người bán hàng thành công bởi vì họ biết cách trình bày rất giỏi, khi gặp khách hàng họ biết cách giao tiếp sao cho khách hàng cảm thấy thật dễ hiểu, đơn giản, họ nắm bắt ngay được giá trị ích lợi của sản phẩm. Cũng có người lại có khả năng thuyết phục khách hàng, đó là họ không thể chấp nhận được sự từ chối sau mỗi lần gặp, kiểu gì họ cũng “chốt” được khách hàng.

Khi bạn là người có khả năng đồng cảm bạn rất khó là người “chốt” hay thuyết phục khách hàng. Rất khó nói cách bán hàng nào thành công hơn cách bán hàng nào. Quan trọng là bạn phải hiểu mình là ai để phát huy được thế mạnh hay tài năng của mình mà thôi. Tài năng cũng có nghĩa là bạn giỏi cái gì đó, bạn chưa cần học nhiều, chưa cần rèn luyện kỹ năng nhiều nhưng bạn có bản năng làm tốt cái đó, trong khi người khác có học và làm nhiều đến bao nhiêu thì cũng không thể giỏi bằng bạn.

Như gia đình tôi, vợ tôi rất giỏi chăm con, đó là bản năng của phụ nữ, cô ấy rất kiên trì khi cho con ăn, khi con ốm đau. Nhưng tôi thì không, tôi sẽ tỏ vẻ căng thẳng khi cho con ăn và khi nó bị ốm. Nhưng tôi lại giỏi “nói” và “viết”, cái đó thì cô ấy chịu, thậm chí còn suốt ngày “chê” tôi là “lý thuyết” và “giáo sư”.

Tôi có một ông anh họ làm nghề trang điểm cho người chết tại một bệnh viện lớn ở Hà Nội. Trước đây tôi thường “thương hại” anh ấy rằng tại sao lại có người phải làm nghề này nhỉ, “thật là đáng sợ”, tôi nhớ trước đây trong thời gian ở Tây Đức, khi cuộc sống của tôi cùng cực vì “cơm, áo, gạo, tiền” và giúp đỡ gia đình, cũng có người rủ tôi làm nghề này mà tôi không dám. Nhưng sau này tôi nhầm. Anh ấy rất thích làm nghề này, không những thích mà còn rất đam mê. Khi thấy một ai đó vừa chết, trong con người anh ấy đã xuất hiện một sự đồng cảm với những người đang sống và sau đó, anh ấy lập tức biết cách trang điểm cho những người đã khuất đó để làm sao họ đẹp nhất, sạch nhất và nhanh nhất. Anh ấy đúng là chuyên gia số một trong lĩnh vực này, là stylist số một trong lĩnh vực này tại Việt Nam. Anh ấy là một nghệ sĩ và có tài năng trang điểm cho người chết!

Một trong những căn bệnh của loài người là thường hay áp đặt suy nghĩ của mình, dùng lăng kính của chính mình để giải thích thế giới theo cách của mình và sau đó cứ khăng khăng rằng suy nghĩ của mình là đúng, là tốt nhất và là “chân lý”. Xin thưa với các bạn, thuyết phục người khác thay đổi, đặc biệt là thay đổi nhận thức là một việc khó thậm chí là không tưởng bởi vì… tôi sẽ giải thích với các bạn ở phần sau, người ta chỉ thay đổi khi nào trái tim của họ mách bảo là “nên thay đổi”, “tốt hơn” với chính họ. Họ tự thuyết phục họ. Chúng ta chỉ là chất xúc tác mà thôi! Bạn chỉ có thể là chất xúc tác cho quá trình thay đổi diễn ra nhanh hay chậm mà thôi.

Có 3 loại tài năng, tài năng thứ nhất là tài năng phấn đấu trả lời cho câu hỏi “why?”, bạn có một cấu trúc suy nghĩ, cảm xúc, hành vi lặp đi lặp lại cực giỏi mỗi khi phải trả lời cho câu hỏi Why? Đó là tài năng cạnh tranh, vượt qua gian khó, đạt bằng được mục đích của mình trong mọi hoàn cảnh. Họ biết rõ lý do, động cơ khi làm điều gì đó.

Tài năng thứ hai là tài năng tư duy, đó là là tài năng trả lời cho câu hỏi “how?”, bạn luôn có cấu trúc suy nghĩ, cảm xúc, hành vi nào đó cực kỳ hiệu quả mỗi khi phải giải quyết bất cứ vấn đề gì đó. Đó là Mr hay Miss “Giải pháp”.

Tài năng thứ bai là tài năng quan hệ, tài năng của câu hỏi “who?”, bạn luôn có cấu trúc suy nghĩ, cảm xúc, hành vi lặp đi lặp lại cực kỳ hiệu quả mỗi khi nghĩ đến “Ai?”, đó là họ biết gọi điện đúng người, gặp đúng người, chọn đúng đối tác, chọn đúng nhân sự, chọn đúng nhà tư vấn, chọn đúng khách hàng…mà người khác không thể.

Mỗi người đều có sự pha trộn 3 loại tài năng đó nhưng chắc chắn phải có cái nào đó trội nhất, được gọi là năng khiếu hay sở trường trong một lĩnh vực cụ thể nào đó.

Khi khám phá ra những điều này tôi rất hào hứng và thường dạy, hay cổ vũ cho tài năng tức là bản năng – bản ngã – trực giác và hay coi nhẹ kiến thức hay kỹ năng. Tôi thường cho rằng tài năng là cái có trước, quan trọng nhất, và quyết định kiến thức và kỹ năng, quyết định thành công và hạnh phúc của một người.

Nhưng bây giờ tôi hiểu ra rằng sở dĩ tôi biết điều đó là do tôi đọc sách và nghiên cứu. Tôi không thể tự biết điều đó, thế thì rõ ràng là tôi nhờ kiến thức mà tôi biết, vậy thì rõ ràng kiến thức có vai trò cực kỳ quan trọng của nó. Nhưng ngay cả khi phải đọc hàng trăm cuốn sách thì tôi lại có kỹ năng phân biệt là cái gì là thứ tinh túy và quan trọng nhất, đó chính là kỹ năng tôi học được ở đời sống và cũng là một phần tài năng của tôi. Điều này tôi nhận thấy rất rõ, nếu bạn đưa cùng một cuốn sách cho 100 người thì chắc chắn mỗi người sẽ có riêng cho mình một cách cảm nhận, một khối lượng kiến thức và những gì họ cần thu thập, chẳng ai giống ai.

Con người ta sinh ra khi bắt đầu cất tiếng khóc chào đời là bắt đầu một quá trình học hỏi, học những kiến thức và kỹ năng. Dần dần khi trưởng thành họ mới biết được sở trường cũng như sở đoản của mình, cũng có người khi chết cũng chẳng biết.

Vậy thì nếu bạn không học bạn không thể làm gì được. Kiến thức, kỹ năng, tài năng đều có vai trò và giá trị quan trọng tùy theo từng thời điểm và có thể thay đổi, khi bạn chưa biết tài năng của mình thì kiến thức và kỹ năng là quan trọng hơn để bạn khám phá ra tài năng đó. Khi bạn biết tài năng của mình rồi thì bạn mới học hỏi kiến thức và rèn luyện kỹ năng trong cái mà bạn giỏi. Đây chính là vòng tròn mà ở đó tài năng là trung tâm, còn vòng tròn thứ hai, kiến thức, kỹ năng và thái độ được chia đều và có mối liên hệ chặt chẽ với tài năng.

Chúng ta đang sống bởi áp lực “cơm, áo, gạo, tiền” nên đi học và rèn luyện kỹ năng hầu hết lại ở chỗ “nhầm” tất cả mọi thứ vì chúng ta không biết chúng ta có tài gì. Điều gì xảy ra nếu bạn khám phá ra tài năng của mình rồi sau đó tập trung trau dồi kiến thức và rèn luyện kỹ năng cho lĩnh vực tài năng mà bạn có? Bạn vừa có tiền, bạn vừa vui vừa đem lại nhiều giá trị cho người khác. Bởi vì bạn sẽ làm tốt nhất những gì bạn giỏi và bạn đam mê, nếu đáp ứng đúng nhu cầu thiên hạ sẽ sẵn sàng trả tiền cho bạn.

Ví dụ khi tôi biết tôi có tài năng và đam mê làm diễn giả, tôi sẽ tập trung học hỏi để có kiến thức về lĩnh vực tôi nói và rèn luyện những kỹ năng diễn thuyết. Nếu tôi học tốt (kiến thức + kỹ năng) tôi sẽ trở thành diễn giả giỏi. Nếu mọi người thừa nhận những giá trị mà tôi mang lại (thay đổi cuộc sống thực sự của họ), họ sẽ sẵn sàng trả nhiều tiền để đi nghe tôi nói, nếu không thì tôi vẫn phải cố gắng và nỗ lực không ngừng trong việc học hỏi.

Điều này thì cũng áp dụng đúng cho tất cả mọi ngành nghề. Một diễn giả giỏi chỉ có giá trị khi mọi người muốn thay đổi nhận thức. Tôi muốn nói là “thay đổi nhận thức” chứ không phải “lên tinh thần”, quan điểm của tôi “lên tinh thần” chính là ma túy, cực kỳ nguy hiểm, các CEO giỏi rất sợ các diễn giả vì họ chỉ quan tâm đến “lên tinh thần” chứ không giải quyết được gốc rễ. Nhưng nghề diễn giả của tôi sẽ chẳng có giá trị gì với việc một gia đình vừa mới có người chết. Khi đó thì họ lại cần ông anh họ tôi. Và khi đó thì nghề diễn giả hay trang điểm xác chết đều có giá trị ngang nhau đúng với nơi và vai trò mà người ta cần.

Vậy tài năng hình thành như thế nào?

Nước Mỹ đã phải bỏ ra hàng trăm tỷ USD chỉ để tập trung những nhà khoa học giỏi nhất nghiên cứu bộ não người từ năm 1990 đến nay. Và đồng tiền họ bỏ ra thật giá trị, những gì họ phát hiện ra bộ não con người chiếm 90% tất cả những gì loài người biết đến nay. Có nghĩa rằng 90% những gì họ phát hiện ra chỉ trong vòng 20 năm, còn lại 10% là của hàng nghìn năm trước.

Họ phát hiện ra điều gì? Đó là trong mỗi bộ não của một đứa bé từ khi sinh ra và lớn lên luôn tồn tại 80 tỷ nơ-ron thần kinh. Các tế bào này phát triển và mất đi thì lại có tế bào khác thay thế. Sự khác biệt giữa mỗi người chính là ở chỗ cấu trúc sắp xếp giữa các tế bào, chính vì vậy ngay từ nhỏ, mỗi người đã có những “đường cao tốc” và những “con đường mòn” của mình. Sau này nhờ giáo dục và học hỏi kỹ năng thì mỗi người chỉ gia cố chắc chắn thêm các con đường của mình mà thôi.

Từ phát hiện này, người ta nhận ra rằng vấn đề của hàng tỷ người là tập trung kiến thức, kỹ năng của mình vào những “con đường mòn”. Khi người ta bảo rằng bạn “không có khả năng đồng cảm với người khác”, họ dạy dỗ bạn, rèn luyện bạn đi học những lớp học về “đồng cảm” nhưng rồi cả đời bạn vẫn cứ trơ ra với nỗi đau của người khác. Nếu bạn là một người hay mất bình tĩnh thì bạn không thể trở thành người bình tĩnh nếu bạn học kiến thức và kỹ năng về “bình tĩnh”, nếu bạn gặp một kích thích nào đó thì bạn có “học đến giời” thì cuối cùng bạn vẫn có xu hướng trở về con người thật của bạn đó là run bắn lên, sợ hãi và vội vã phản ứng.

Chẳng có gì xấu với việc mất bình tĩnh hay bình tĩnh cả. Mỗi cá tính đều có vai trò và có giá trị ở một hoàn cảnh cụ thể. Với một người hay mất bình tĩnh có khi họ lại có khả năng đoán biết rủi ro, nguy hiểm và cứu được cả đoàn tàu. Nhưng với một người bình tĩnh có khi lại cứu được cả doanh nghiệp vào lúc nguy kịch nhất.

Nhận định trên, khuyến cáo bạn rằng hãy bắt đầu từ “đường cao tốc” và nên bỏ mặc “đường mòn” ở đấy đã. Tập trung tối đa vào “đường cao tốc”, khi ra đó bạn tha hồ mà tăng tốc, chẳng cần phải cố gắng nhiều đâu. Đó chính là tài năng của bạn.

Từ nhận định trên thì người ta nhận ra rằng kiến thức và kỹ năng thì có thể học tức là chuyển giao được từ người này qua người khác, còn tài năng thì không. Năng khiếu cũng như đam mê là cái bạn riêng có, bạn không thể học được từ bất cứ đâu. Tôi không thể truyền đam mê và tài năng của tôi cho bạn được mà tôi chỉ là chất xúc tác giúp bạn sống với đam mê và tài năng của chính mình.

Vậy thì những điều trên áp dụng vào việc làm giàu như thế nào?

Quan điểm của tôi là trước hết chúng ta phải định nghĩa thế nào là giàu? Không có định nghĩa chung cho tất cả mà mỗi người cần phải biết với mình “giàu có nghĩa là thế nào?”, mỗi người phải định nghĩa được điều đó cho riêng mình. Bởi vì nếu không định nghĩa được bạn sẽ rơi vào trạng thái giàu tức là phải trở thành tỷ phú, doanh nhân, người nổi tiếng…

Quan điểm của tôi về làm giàu gồm 2 giai đoạn:

Giai đoạn thứ nhất bạn phải kiếm ra tiền. Giai đoạn thứ hai bạn phải giữ được tiền và sử dụng đồng tiền để tiền đẻ ra tiền.

Tôi sẽ dừng bài viết này ở đây. Tuần sau tôi sẽ cùng các bạn trao đổi về việc này.

Xin cảm ơn các bạn!

le minh nhat

Tổng số bài gửi : 29
Reputation : 0
Join date : 09/06/2011

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết